Trong nhiều năm qua các dòng máy trạm được phân ra 3 phân khúc: phổ thông – trung cấp – cao cấp. Nhưng vào năm 2009, nhà sản suất đã ra những dòng máy nằm giữa các phân khúc này. Dòng máy mới giúp cho các nhà thiết kế có thể chuyển từ PC lên Workstations trong khi kinh phí có hạn. Hiệu suất của máy cũng không quá khủng khiếp và cũng bị giới hạn về dung lượng lưu trữ và bộ nhớ RAM, nhưng chỉ với mức giá khoảng 30 triệu đồng bạn đã có thể sở hữu một chiếc workstations dùng cho AutoCad hay 3D CAD phổ thông thì quả là khá hời.
Trong năm qua, phân khúc phổ thông và trung cấp đang rất khó để phân định với sự khác biệt giữa Z240 và Z440. Chúng ta cùng tìm hiểu nhé.
Trái tim của Z240 chính là dòng chip thế hệ mới của Intel mang bí danh Skylake. Không chỉ đơn giản là CPU, vốn hiệu năng cao hơn không nhiều so với dòng chip Haswell. Skylake đem đến một sự thay đổi tổng thể về bộ lưu trữ và bộ nhớ RAM.
Skylake không chỉ là CPU, nó là sự thay đổi cả một nền tảng
HP đã đi theo công nghệ mới này rất nhanh khi hỗ trợ lắp đến 2 NVMe Solid State Drives (SSD) thế hệ mới vào trong thân Z240. Dòng ổ cứng này có tên là HP Z Turbo Drive G2, một chiếc được cắm thẳng vào bo mạch chủ và một chiếc cắm vào khe PCIe x4.
NVMe là công nghệ PCIe SSD mới thay thế cho SATA. Một thử nghiệm nhanh được chúng tôi thực hiện cho thấy HP Z Turbo Drive G2 cho tốc độ đọc nhanh gấp 3 lần và tốc độ ghi nhanh gấp 2 lần so với ổ SSD SATA. Copy 20GB dữ liệu chỉ mất có 20 giây, thực sự quá khủng khiếp.
So sánh hiệu năng của HP Z Turbo Drive G2
Tuy nhiên tốc độ đọc ghi dữ liệu chỉ ảnh hưởng đến những công việc liên quan nhiều đến lưu trữ và ổ cứng như chỉnh sửa video, mô phỏng, camera hay ứng dụng đám mây. Với những người sử dụng CAD thông thường thì lợi ích này có lẽ không phải là quan trọng nhất vậy nên có đến 2 ổ HP Z Turbo Drive là lãng phí so với phân khúc phổ thông này. Chúng tôi khuyến khích bạn sử dụng thêm 1 ổ HDD 1TB giúp tiết kiệm hơn nhiều và thoải mái không gian lưu trữ dữ liệu. Máy Z240 hỗ trợ đến 4 ổ cứng nên bạn không phải lo lắng về dung lượng, riêng về phần lưu trữ thì có thể nói Z240 chẳng có tí gì là phân khúc phổ thông cả.
Sự cải tiến về bộ nhớ RAM cũng tiến bộ đáng kể. Trong khi DDR3 và DDR4 chênh nhau không nhiều về hiệu suất thì khả năng mở rộng của DDR4 mới chính là điểm mạnh của nó. Người tiền nhiệm Z230 bị giới hạn ở 32GB RAM thì Z240 có thể mở rộng lên tới 64GB RAM DDR4. Điều mà trước đây chỉ có thể dùng dòng Z440 trở lên. 64GB RAM là quá đủ cho bất kì người dùng CAD chuyên nghiệp nào. Với người dùng CAD thông thường chúng tôi khuyên nên lắp 32GB đủ và thích hợp. Bạn vẫn có thể nâng cấp về sau nếu muốn với 4 khe cắm RAM.
1. PCI Express x 4 port - Nơi cắm HP Z Turbo Drive phụ
2. Onboard M.2 slot - Nơi cắm HP Z Turbo Drive chính
3. 2 khoang 3.5-inch cho HDDs
4. 1 khoang 2.5-inch cho SSDs
Trong hầu hết quá trình làm việc của CAD là đơn luồng hoặc đa luồng đơn giản (nghĩa là chỉ tận dụng được sức mạnh của một đến hai CPU core), dòng chip Intel Xeon E3-1270 v5 (3.6GHz – 4.0GHz) Quad Core đứng đầu về khả năng hỗ trợ. Nó chỉ thua một chút về hiệu năng so với dòng chip Intel Xeon E3-1280 v5 (3.7GHz – 4.0GHz) vốn đắt hơn rất nhiều.
Còn rất nhiều dải chip khác từ Intel Core i5 – Core i7 khác nữa vốn sử dụng cho CAD cũng không hề tệ. Có một điều là Z240 chỉ hỗ trợ tối đa đến dòng E3 - 4 Core, những người làm chuyên về render nên tìm hiểu về dòng HP Z440 hỗ trợ chip E5 - 8 Core.
Về đồ họa 3D thì có K620 dành cho những người dùng CAD phổ thông hoặc K2200 đáp ứng phần lớn các nhu cầu thông thường cho CAD với mức giá / hiệu suất khá tuyệt vời.
Trên ứng dụng SolidWorks 2015 thì dòng card này chạy vẫn rất ổn khi chế độ khử răng cưa không được bật, tuy nhiên khi bật thì hiệu suất sụt giảm đáng kể. Bạn nên cân nhắc sử dụng card M4000 khi công việc nặng về đồ họa 3D.
Ngoài các thông số kĩ thuật ra thì thiết kế của Z240 cũng có những cải tiến rất tuyệt. Thân máy đã có điểm để cầm nắm vốn chỉ xuất hiện ở những dòng máy cao cấp của HP nay đã có trên dòng phổ thông. Việc này giúp bạn có thể mang máy đi chỉ với 1 tay rất tiện cho người nào cần di chuyển máy nhiều.
HP cho biết tiếng ồn khi hoạt động cũng được cải tiến nhờ cảm biến nhiệt độ mới trên bo mạch chủ, giúp tối ưu hiệu năng hoạt động của quạt. Chiếc máy gần như im lặng trong suốt quá trình chúng tôi chạy thử. Cho dù khi chạy 100% hiệu suất của CPU lẫn GPU cùng một lúc, tiếng ồn của quạt luôn giữ ở mức vừa đủ để nghe thấy.
Và để đảm bảo rằng máy sẽ luôn luôn im lặng như vậy, HP đã trang bị cho máy bộ lọc bụi ở đằng trước nơi không khí đi vào. Những kỹ sư của HP nói rằng việc bụi bẩn làm kẹt quạt là một vấn đề đáng chú ý trong một số môi trường nhất định. Bộ lọc bụi này cực kì dễ tháo lắp, chỉ cần ấn nhẹ là có thể tháo ra mang đi rửa hoặc thay thế.
Bộ lọc bụi phía trước rất dễ tháo lắp
Mặt trước của máy hỗ trợ đa dạng các cổng kết nối đặc biệt là cổng USB. Có 2 cổng USB 3.0 và hai cổng USB 2.0 (1 cổng hỗ trợ always on để sạc điện), ổ đĩa quang, khe cắm tai nghe/microphone. Có thêm 4 cổng USB 3.0 ở phía sau của máy và Thunderbolt 2.0 có thể thêm vào qua khe cắm PCIe.
Kết luận
Với Z240, HP đã tạo ra một chiếc máy trạm phục vụ rất tốt cho CAD. Với bộ lưu trữ tốc độ cực nhanh, hỗ trợ đồ họa 3D cao cấp và cùng với 64GB bộ nhớ RAM. Có vẻ như chỉ những người sử dụng CAD kết hợp với đồ họa mô phỏng và thiết kế trực quan mới phải cần lên Z440.
Các bạn cũng nên chú ý tới dòng Z240 SFF. Tuy ít dung lượng và hỗ trợ đồ họa yếu hơn nhưng có cùng tùy chọn CPU và bộ nhớ RAM. Đây là một lựa chọn khá tuyệt vời cho những ai muốn tiết kiệm không gian làm việc quý giá khi máy nhỏ gọn hơn đến 57%, có thể để đứng hoặc nằm và đặt màn hình làm việc lên trên.
Chưa có bình luận nào